Đối tác chiến lược

vinhomes mỹ đình

Đối tác chiến lược về nội thất

noi that 190

  • Trang tin tức - Slide 2

  • Trang tin tuc - Slide 1

  • Trang gioi thieu - slide 2

Tin tức và góc báo chí

Quản lý môi trường đới bờ tại Việt Nam

06. 05. 2013 Tin tức và góc báo chí

  

Nhưng khi Việt Nam phát triển và thay đổi, khi dân số các cộng đồng nghèo ven biển tăng lên, nguồn lợi giầu có của đất nước bị đe dọa nghiêm trọng. Cá ở ven biển không còn nhiều và lớn như trước nữa. Môi trường biến động làm mất đi môi trường sống của các loài thủy sinh, phá vỡ đặc tính bảo vệ tự nhiên và gia tăng xói mòn vùng ven biển cũng như làm mất đi đa dạng sinh học.

Sự ô nhiễm do đô thị hoá và phát triển công nghiệp đã tác động đến chất lượng nước, làm giảm năng suất của các hệ sinh học và tác động tới tình trạng của các loài thủy sinh quan trọng. Những người dân địa phương sống phụ thuộc vào hệ thống tài nguyên ven biển này, để tăng nguồn thu nhập hạn hẹp của mình đã buộc phải khai thác ngày càng quá mức các nguồn lợi đang bị cạn kiệt, làm cho vấn đề càng tồi tệ thêm. Các cuộc điều tra và nghiên cứu tại nhiều tỉnh ven biển đã ghi nhận sản lượng cá tại chỗ giảm sút và điều kiện môi trường bị xấu đi.

Đồng thời, các cơ hội về kinh tế đang mở ra tại các vùng ven biển nhờ việc phát triển nuôi trồng thủy sản và các khu công nghiệp phát triển. Nhưng thay vì giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên ở các vùng ven biển bằng cách tạo ra cho người dân địa phương sinh kế thay thế thì những phát hiện mới này lại có thể gây ra những vấn đề mới, thậm chí dẫn đến sự phá huỷ môi trường lớn hơn nếu không có cách quản lý thích hợp. Và mặc dù có những kết quả đầy ấn tượng về mặt tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản và công nghiệp chế biến ở các vùng ven biển, người dân địa phương vẫn tiếp tục phải đối mặt với nghèo đói và lựa chọn hạn chế về kế sinh nhai trong tương lai của mình tại vùng ven bờ của Việt Nam.


Thách thức về khoa học kỹ thuật

Đây là một thách thức rõ ràng đối với cộng đồng khoa học Việt Nam: Họ phải áp dụng các kiến thức tiến tiến về các quá trình và hệ sinh thái ven biển như thế nào để mang lại lợi ích cho người dân địa phương và đóng góp cho các chính sách xoá đói giảm nghèo quốc gia. Các nhà khoa học Việt Nam đã tự nguyện đối mặt với thách thức này bằng cách đảm nhận nhiều công trình nghiên cứu kỹ thuật về địa chất biển và ven biển, chất lượng nước, kiểm kê hệ động thực vật biển và nghiên cứu các hệ thống sản xuất nuôi trồng thủy sản đối với những loài có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, mặc dù đã có những nghiên cứu đó, đôi khi ta vẫn khó có thể nhìn thấy những kết quả nghiên cứu được thực hiện ở cấp địa phương nhằm cải thiện cuộc sống và có lợi cho ngư dân nghèo.

Dĩ nhiên, có nhiều lý do tại sao khó có thể tiến hành những thay đổi ở cấp địa phương. Song một trong những khó khăn là các nghiên cứu viên kỹ thuật không quen với các vấn đề cũng như khó khăn hàng ngày mà người dân địa phương gặp phải. Họ quen với công việc khoa học của họ, với các phương pháp mà họ cần sử dụng, với phòng thí nghiệm, các thủ tục lấy mẫu, với thí nghiệm và báo cáo dữ liệu. Nhưng họ không quen lắm với công việc của các hộ ngư dân, với các hoạt động mang tính thời vụ của các loài khác nhau và các điều kiện biển khác nhau, với kiến thức của các ngư dân về các loài cá và môi trường sống khác nhau và các lựa chọn mà ngư dân tiến hành để tìm kế sinh nhai cho gia đình họ.

Thí dụ, tại phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên Huế, việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến một số các hộ ngư dân chiếm các vùng lớn trên đầm phá và quay chúng lại để nuôi một số loài thủy sản. Thu nhập của các hộ này cũng như sản lượng của ngành thủy sản tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, các hộ nghèo không có diện tích trên đầm phá hay những người không thể đầu tư mua lưới đắt tiền và bảo vệ mất khá nhiều thời gian khu vực lưới quây không thể tự do đánh cá trong đầm như trước nữa. Các thủy vực tự do đã biến mất và do không còn nơi đánh cá nữa, những người nghèo buộc phải ra đi hoặc kiếm sinh kế khác.

Sự bùng nổ về nuôi trồng thủy sản quấy lưới vốn là một tiến bộ kỹ thuật làm tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản và tăng thu nhập của một số hộ dân. Thất bại ở đây không phải là về mặt kỹ thuật (mặc dù các nhà nghiên cứu đã đề xuất các hệ thống kỹ thuật sản xuất cải tiến để đối phó với một số vấn đề về chất lượng nước nảy sinh). Thất bại là một số vấn đề công bằng xã hội. Sự thay đổi nhanh chóng trong các hệ thống sản xuất và trong việc chiếm hữu nguồn lợi, nghĩa là các quyền sử dụng và kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích sản xuất đã dẫn tới hậu quả tiêu cực đối với nhóm xã hội nhất định.

Các nghiên cứu khoa học thuần tuý về thủy sản hay về chất lượng nước hoặc về hải dương học sẽ không thể chỉ ra các vấn đề xã hội này. Các nghiên cứu kỹ thuật đơn thuần sẽ không thể nhận thức được rằng những cơ chế tập thể mới đó- các điều lệ và quy trình mới về lập kế hoạch và ra quyết định của địa phương là cần thiết để quản lý nguồn lợi khi mà lợi ích của chính những người sử dụng tài nguyên khác nhau có xung đột hoặc bị chồng chéo. Chính cách khía cạnh xã hội và nhân bản đó trong quản lý môi trường ở vùng ven biển đặt ra những thách thức lớn nhất để thực hiện có hiệu quả các nghiên cứu khoa học.

Cần phải có những cách tiếp cận nghiên cứu mới      

Các nhà khoa học Việt Nam có thể góp phần giải quyết những vấn đề này nhưng chỉ khi họ thấy được vấn đề từ góc độ người dân địa phương. Các nghiên cứu khoa học là rất cần thiết nhằm cải tiến các hệ thống sản xuất, làm giảm tác động môi trường, hiểu rõ các hệ sinh thái và quan trắc các thay đổi của môi trường. Tuy nhiên, các nghiên cứu tốt hơn về sinh học và hải dương học tự chúng sẽ không giải quyết được các xung đột trong việc chiếm hữu nguồn lợi. Các biện pháp kiểm soát bệnh tôm tốt hơn sẽ không giúp được những người nông dân nghèo không đủ khả năng đầu tư cần thiết để kiểm soát chất lượng nước…

Để can thiệp có kết quả thi công trình nghiên cứu khoa học tự nhiên có chất lượng cần phải có các thông tin khoa học xã hội để hiểu rõ các vấn đề của người dân, những rủi do mà họ gặp phải đối mặt khi lựa chọn các hành động khác nhau và những đòn bẩy tiềm tàng mà họ cảm nhận được đối với các phương án khác nhau. Ngoài ra, cũng cần phải giúp những người sử dụng nguồn lợi tại chỗ và chính quyền địa phương tìm ra những phương pháp mới để cùng nhau lập kế hoạch và thực hiện các bước kế hoạch của bản thân mình nhằm tiến tới giải quyết một số vấn đề môi trường ven biển ở đó, chứ không trông chờ các cơ quan trung ương hành động.

Bằng chứng và kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như trong quản lý nguồn lợi ven biển ở các nước khác trong khu vực đã gợi ý rằng các chuyên gia khoa học kỹ thuật muốn hỗ trợ cho việc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn thì cần phải lôi cuốn những người sử dụng nguồn lợi địa phương tham gia từ trước khi bắt đầu nghiên cứu.

Cách tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng là rất hữu dụng, ít nhất cũng vì hai lý do sau: Nó tạo ra sự học hỏi có hiệu quả hơn từ cả hai phía cộng đồng những người sử dụng nguồn lợi cũng như chính bản thân các nhà nghiên cứu. Cách tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng tạo được niềm tin và sự hiểu biết cho cộng đồng, giúp họ có nhiều khả năng hơn để có thể tự tạo ra và sử dụng kiến thức một cách hiệu quả.

TS. Stephen, R. Tyler
Cơ quan nghiên cứu phát triển quốc tế Canada
Theo Vfej.vn ngày 15/08/2010

Trả lời

Your email address will not be published.

Xem thêm

Đối tác chiến lược

vinhomes 54a nguyễn chí thanh