Đối tác chiến lược

vinhomes mỹ đình

Đối tác chiến lược về nội thất

noi that 190

  • Trang tin tức - Slide 2

  • Trang tin tuc - Slide 1

Góc báo chí

Hội thảo tham vấn quốc gia “Phát triển nghề cá quy mô nhỏ bền vững tại Việt Nam – Dựa trên hướng dẫn của FAO”

15. 08. 2013 Góc báo chí

Ngày 01/11/2012, tại Hà Nội, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) và Hội Nghề cá Việt Nam, dưới sự hỗ trợ của tổ chức Sáng kiến hỗ trợ ngư dân quốc tế (ICFS) đã phối hợp đồng tổ chức Hội thảo tham vấn quốc gia “Phát triển nghề cá quy mô nhỏ bền vững tại Việt Nam – Dựa trên hướng dẫn của FAO”. Tham dự hội thảo có các đại biểu từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ và đại diện các nhóm ngư dân địa phương.

image

 

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh nghề cá quy mô nhỏ ở Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức chính bao gồm: thiếu thốn nguồn lực tài chính, sản xuất chưa ổn định, những tác động xấu của môi trường cùng sự hạn chế trong cách tiếp cận thị trường và năng lực quản lý thủy sản. Trong khi, thủy sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập, sản xuất thực phẩm và xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn và thành thị. Năm 2011, tổng sản lượng thủy sản đạt 5,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu ở mức 6,11 tỷ USD (chiếm gần 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp và 6,34% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc).

Hội thảo tập trung vào việc cung cấp thông tin về vai trò, vấn đề và thách thức của nghề cá quy mô nhỏ tại Việt Nam (phát triển sinh kế cộng đồng, sử dụng bền vững nguồn lợi thủy hải sản và thủy sản nội địa, xóa đói giảm nghèo); thảo luận đề xuất phát triển nghề cá quy mô nhỏ bền vững và đóng góp ý kiến cho các hướng dẫn đề xuất của FAO thông qua tham vấn ý kiến các bên liên quan: tăng cường năng lực và sự hiểu biết, nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội trong phát triển bền vững nghề cá quy mô nhỏ; tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản với các tổ chức chính trị- xã hội liên quan đến nghề cá, đồng thời góp phần hoàn thiện chính sách phát triển bền vững nghề cá quy mô nhỏ tại Việt Nam.

Theo ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Trung ương Hội nghề cá Việt Nam: “Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nghề cá quy mô nhỏ có tác động rất to lớn trong việc tạo dựng sinh kế, giải quyết lao động và khai thác tiềm năng thủy sản ven biển. Do đó, định hướng và tổ chức hoạt động cho nghề cá đang trở thành mối quan tâm chung của Việt Nam và FAO. Hy vọng cuộc hội thảo này sẽ đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân, ngăn chặn tình trạng đánh bắt hủy diệt; đề xuất những sáng kiến để tái tạo nguồn lợi ven biển, tạo ra cơ cấu dịch chuyển nghề, mô hình chuỗi sản xuất và đồng quản lý nhằm mang lại sự phát triển bền vững hơn cho nghề cá quy mô nhỏ của Việt Nam”.

Theo báo cáo tại hội thảo, tính đến năm 2011, cả nước có khoảng 128 nghìn tàu cá các loại với tổng công suất là 6,4 triệu cv, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Sản lượng khai thác của nghề khai thác quy mô nhỏ chiếm khoảng 69% tổng sản lượng khai thác (trên 1 triệu tấn/năm), rất nhiều loài cá, tôm, mực, ghẹ, bạch tuộc là đối tượng xuất khẩu được khai thác bằng nghề quy mô nhỏ này.

Tiến sĩ Chu Tiến Vĩnh, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng cần phải phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao để chuyển nghề cá nhân dân thành nghề cá hiện đại. Tiến hành điều tra, nghiên cứu đánh giá tổng thể điều kiện tự nhiên, môi trường, nguồn lợi, số liệu thống kê khai thác vùng ven bờ làm cơ sở cho hoạch định kế hoạch sản xuất cho từng vùng theo từng giai đoạn. Đặc biệt, phải tổ chức lại sản xuất trên biển, bên cạnh phát triển các mô hình tổ hợp tác, tăng cường vai trò của người phụ nữ trong lao động nghề cá.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Phó chủ tịch Hội nghề cá Thừa Thiên Huế: “nên giao quyền đánh cá cho các Chi hội nghề cá quản lý. Chi hội có thể sắp xếp lại ngư trường một cách chủ động, sáng tạo trên cơ sở bảo lưu các khu vực đánh cá truyền thống của cá nhân, hộ gia đình là thành viên của Chi hội, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho ngư dân hợp pháp có thể tự điều phối một cách sáng tạo để có thể đem lại hiệu quả. Chi hội cũng có quyền khai trừ các thành viên vi phạm nghiệm trọng những quy định của tổ chức nhiều lần, hay có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguồn lợi thủy sản. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế, đến nay có khoảng 6.000 hội viên tham gia 65 Chi hội Nghề cá cơ sở chính thức, có 22 chi hội được UBND huyện cấp quyền khai thác tổng diện tích khoảng 10.000 ha, 7 chi hội được tỉnh giao quyền quản lý các Khu bảo tồn thủy sản tại đây.

Hội thảo tham vấn quốc gia “Phát triển nghề cá quy mô nhỏ bền vững tại Việt Nam – Dựa trên hướng dẫn của FAO” sẽ góp phần trong quá trình đàm phán và thống nhất Hướng dẫn quốc tế đảm bảo phát triển bền vững nghề cá quy mô nhỏ ở phạm vi quốc tế, sẽ được thảo luận và thông qua giữa các chính phủ ở Rome, Italia trong năm 2013.

 

Theo www.fistenet.gov.vn

Trả lời

Your email address will not be published.

Xem thêm

Đối tác chiến lược

vinhomes 54a nguyễn chí thanh