Dự án
Dự án MCD64 “Thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên trong thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng”
Mục tiêu tổng quan:
Dự án nhằm thúc đẩy các sáng kiến thích ứng BĐKH vùng đồng bằng sông Hồng hiệu quả, sáng tạo và tăng cường vai trò tiên phong của thanh niên trong công tác ra quyết định và hành động thích ứng BĐKH.
Mục tiêu cụ thể:
Tới khi dự án kết thúc, 3 huyện thuộc 3 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng nằm trong 2 khu dự trữ sinh quyển Cát Bà và liên tỉnh sông Hồng được tăng cường năng lực xây dựng và thực hiện các kế hoạch hành động thích ứng BĐKH có vai trò tiên phong của thanh niên và khối phi chính phủ:
– Các thanh niên tại địa bàn dự án, những người có nhiệt huyết và được tăng cường năng lực tham gia phát triển và thực hiện các sáng kiến thích ứng BĐKH.
– Năng lực cấp huyện trong dẫn dắt các sáng kiến thích ứng BĐKH được tăng cường.
– Đại diện các tổ chức địa phương và các tổ chức phi chính phủ được tăng cường năng lực trong công tác lập kế hoạch, huy động sự tham gia và thúc đẩy các sáng kiến thích ứng BĐKH tại các khu vực dự án.
Các sáng kiến được phát triển trong khuôn khổ dự án được kết nối và mở rộng trong khắp địa bàn 3 huyện dự án.
Mã DA | MCD 64 |
Địa bàn | 3 huyện thuộc 3 tỉnh ở vùng châu thổ sông Hồng: Giao Thủy (Nam Định), Tiền Hải (Thái Bình) thuộc khu Dự trữ sinh quyển liên tỉnh đất ngập nước đồng bằng sông Hồng và huyện Cát Hải (Thành phố Hải Phòng) thuộckhu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà |
Thời gian | 3 năm (2015 – 2018) |
Nhà Tài trợ | Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ – USAID |
Chủ trì thực hiện dự án | Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD). |
Tổ chức đồng thực hiện dự án | Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI).Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR). |
Nhóm Mục tiêu |
|
Kết quả dự kiến | Kết quả 1: Các tài liệu là bằng chứng hỗ trợ địa phương trong công tác thích ứng BĐKH được xây dựng, kết hợp đánh giá mức độ dễ bị tổn thương trước BĐKH, cơ cấu quản trịliên quan, vai trò và năng lực của thanh niên tại địa phương trong các hoạt động thích ứng BĐKHKết quả 2: Năng lực cấp huyện trong việc lập kế hoạch và triển khai các sáng kiến thích ứng BĐKH được tăng cường thông qua hợp tác đối tác theo cách tiếp cận đi từ cơ sở và tiếp cận có sự tham gia, qua quá trình chỉ đạo và trực tiếp thực hiện các sáng kiến do thanh niên tham gia.Kết quả 3: Thanh niên địa phương được trang bị các kiến thức và kỹ năng phát triển, tham gia và dẫn dắt các sáng kiến thích ứng với BĐKH, đồng thời được tham gia đóng góp vào kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH cấp địa phương và tham gia quá trình triển khaiKết quả 4: Các sáng kiến thực hành TƯ BĐKH tốt, chỉ ra các thách thức BĐKH nghiêm trọng nhất được trình diễn tại 1 huyện, ưu tiên sự tham gia và các sáng kiếncủa thanh niênKết quả 5: Quá trình thúc đẩy TƯBĐKH tại huyện Tiền Hải được chia sẻ và nhân rộng hiệu quả tới các huyện khác tham gia dự án, sử dụng cơ chế hợp tác liên tỉnh khu DTSQKết quả 6: Năng lực của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và các tổ chức địa phương (đối tác dự án, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam đang hoạt động tại khu vực đồng bằng sông Hồng Đoàn thanh niên và các tổ chức khác) được tăng cường để thực hiện dự án hiệu quả và thúc đẩy các năng lực thích ứng BĐKH cấp huyện và cộng đồng tại đồng bằng sông Hồng và vì sự phát triển lâu dài của họ. |