Dự án
Dự án MCD62: “Tăng cường bình đẳng giới và trách nhiệm trong đầu tư kinh doanh nông nghiệp phát triển chuỗi giá trị tôm tại Việt nam và chia sẻ bài học kinh nghiệm trong khu vực Đông Nam Á” – GRAISEA
Mục tiêu tổng quan:
Tăng cường trao quyền kinh tế cho phụ nữ và lợi ích cho người sản xuất quy mô nhỏ thông qua việc thúc đẩy và áp dụng khung/thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự đồng thuận có trách nhiệm và các thực hành của cá tác nhân trong chuỗi giá trị tôm.
Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hướng dẫn (cấp ngành) về thực hành nuôi tôm có trách nhiệm, kết hợp với các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, có lồng ghép giới
- Các tác nhân thành phần trong chuỗi giá trị tôm (các hộ/nhóm kinh doanh nhỏ, các nhà thu mua/buôn bán, các nhà chế biến/xuất khẩu) và cộng đồng (phân chia theo yếu tố giới) được tăng thu nhập, chia sẻ quyền quyết định và phân chia lao động, lợi ích trong các hộ và chuỗi giá trị
- Các thực hành trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp tôm được chấp thuận và áp dụng (tập trung vào các tác nhân của chuỗi giá trị tôm: nhà chế biến/xuất khẩu) chia sẻ lợi ích tốt nhất với cộng đồng và quan tâm tới nữ giới trong các hoạt động kinh doanh.
Mã dự án | MCD 62 |
Địa bàn | 3 huyện (Trần Văn Thời, Cái Nước và Đầm Dơi), tỉnh Cà Mau |
Thời hạn dự án | 03 năm (Tháng 1/4/2015 – 31/3/2018) |
Cơ quan tài trợ | Oxfam Interntational tại Việt Nam thông qua nguồn tài trợ từ Sứ quán Thụy Điển, Bangkok |
Đơn vị chủ trì thực hiện dự án | MCD |
Đối tác phối hợp dự án | – Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau- Tổng cục thủy sản, Bộ NN&PTNT |
Các nhóm hưởng lợi chính | 08 tổ/nhóm nuôi tôm (204 hộ gia đình) tại 3 huyện (Trần Văn Thời, Cái Nước và Đầm Dơi) của tỉnh Cà Mau15 công ty chế biến/xuất khẩu tôm tại tỉnh Cà Mau và Đồng bằng sông Cửu LongCộng đồng dân cư xung quanh10 nhà thu mua/thương lái |
Kết quả dự kiến |
|
Tài liệu liên quan đến dự án | – Tóm tắt dự án- Khung logic dự án |