Đối tác chiến lược

vinhomes mỹ đình

Đối tác chiến lược về nội thất

noi that 190

  • Công cụ thu gom rác (Bẫy rác) Mỹ Tân

    [gallery columns="2" size="medium" ids="21633,21634,21635,21636"]
  • Cac trang khac - Slide 2

Dự án

Chuỗi hoạt động Tham quan mô hình Đồng quản lý LMMA Cù Lao Chàm và Chia sẻ kinh nghiệm quản lý LMMA/MPA dựa trên Tiếp cận Hệ sinh thái (EAFM) và Tăng cường hợp tác mạng lưới LMMA/MPA Khu vực miền Trung Việt Nam

16. 07. 2019 Dự án

Ngày 14-15/7/2019 tại Hội An – Quảng Nam, MCD phối hợp với Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm tổ chức chuỗi sự kiện: (1) Tham quan mô hình đồng quản lý LMMA Cù Lao Chàm dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái (EAFM) và (2) Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm quản lý LMMA/MPA dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái (EAFM) và tăng cường hợp tác mạng lưới LMMA/MPA miền Trung.

Hoạt động thăm quan mô hình đồng quản lý LMMA Cù Lao Chàm có sự tham gia của 44 đại biểu đại diện các tổ chức, chính quyền địa phương, người dân, doanh nghiệp tại Bình Định. Tại khu bảo tồn biển (KBTB) Cù Lao Chàm, các đại biểu được thăm quan mô hình đồng quản lý cua đá, Trung tâm truyền thông bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thăm quan mô hình du lịch biển lặn ngắm san hô. Tất cả các mô hình du lịch của Cù Lao Chàm đều dựa trên cách tiếp cận Hệ sinh thái (EAFM). Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Đối thoại tăng cường chia sẻ kinh nghiệm EAFM và mạng lưới LMMA/MPA miền Trung trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng ngư dân qui mô nhỏ và hệ sinh thái biển tại khu bảo tồn biển cấp địa phương, tỉnh Bình Định, Việt Nam”.

Ảnh 1. Đoàn thăm quan tại Cù Lao Chàm
Ảnh 2. Thăm quan mô hình quản lý Cua đá tại Cù Lao Chàm

Tiếp tục hoạt động, ngày 15/7/2019 tại Thành phố Hội An, với sự tham dự của gần 45 đại biểu đến từ các bên, bao gồm: UBND thành phố Quy Nhơn, Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định, Sở Du lịch, đại diện UBND các xã LMMA, người dân địa phương xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, Ghềnh Ráng, Nhơn Châu thuộc tỉnh Bình Định; phía tỉnh Quảng Nam có: đại diện chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Nam, đại diện UBND thành phố Hội An, KBTB Cù Lao Chàm, đại diện Đồn biên phòng, tiểu khu bãi Hương, đại diện các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vu lịch và cơ quan truyền thông đến tham gia.

Ảnh 3. Đoàn tham dự Hội thảo

Tại Hội thảo, MCD đã giới thiệu về nội dung tổng quan của Dự án, chia sẻ về cách tiếp cận EAFM và một số kết quả ban đầu trong quá trình tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng ngư dân quy mô nhỏ và hệ sinh thái biển tại khu bảo tồn biển cấp đia phương.

Tiếp nối, chuyên gia Chu Mạnh Trinh có phần trình bày về cách tiếp cận và thực hành quản lý rác thải góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực LMMA/MPA.

Ảnh 4. Chuyên gia Chu Mạnh Trinh chia sẻ về quản lý rác thải ở các KBTB

Bàn về vấn đề du lịch cộng đồng gắn với phát triển bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, chuyên gia Tăng Thị Duyên Hồng có chia sẻ về cách tiếp cận và thực hành của các mô hình du lịch cộng đồng.

Phiên thảo luận thứ 2, các bên liên quan chia sẻ kinh nghiệm của các địa phương về những thuận lợi, khó khăn và đề xuất quản lý LMMA/MPA hiệu quả và tăng cường hợp tác tại khu vực miền Trung.

Tham gia chia sẻ kinh nghiệm có đại diện KBTB Cù Lao Chàm, ông Lê Vĩnh Thuận trình bày về Kinh nghiệm quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm dựa vào hệ sinh thái. Cù Lao Chàm thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam với nguồn tài nguyên thiên nhiên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên nhân văn phong phú và đa dạng phù hợp cho phát triển kinh tế biển và du lịch. Trong quá trình phát triển, KBTB Cù Lao Chàm đã tiếp cận quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái. Thành tựu đạt được là nhận thức bảo vệ tài nguyên, môi trường được nâng cao, thu hút được sự tham gia và đồng thuận của cộng đồng vào công tác bảo tồn.

Chia sẻ từ đại diện khu vực LMMA Quy Nhơn, ông Phan Tuấn, trưởng phòng Kinh Tế Quy Nhơn có chia sẻ về kinh nghiệm quản lý LMMA Quy Nhơn. Với thuận lợi được sự ủng hộ của chính quyền, sự tích cực tham gia của cộng đồng, sự hỗ trợ kinh phí từ các chương trình Dự án, Quy Nhơn đã xây dựng mô hình thí điểm cộng đồng quản lý khu vực Hòn Khô nhỏ. Đồng quản lý tại khu vực Hòn Khô đã bảo vệ được san hô và hệ sinh thái biển, người dân được nâng cao kỹ năng bảo tồn bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường cảnh quan được nâng cao. Tiếp tục, Quy Nhơn đang xây dựng phương án đồng quản lý tại Bãi Dứa theo luật Thủy sản sửa đổi 2017.

Đại diện Ban Quản lý (BQL) KBTB Lý Sơn, ông Huỳnh Ngọc Dũng – Phó Giám đốc trình bày về những kết quả đạt được trong quá trình hoạt động quản lý. Công tác truyền thông được BQL trú trọng và nghiên túc thực hiện, tiếp đến là công tác tuần tra, kiểm soát, giám sát xung quanh khu bảo tồn biển góp phần quan trọng trong việc xử lý vi phạm thủy sản trái phép không theo quy định. Kết quả đạt được BQL đã triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế, hoạt động nghiên cứu xây dựng mô hình, chính sách, nghiên cứu khoa học, và các công tác khác như thực hiện gói thầu đóng tàu tuần tra…

Phần cuối hội thảo, ban tổ chức điều hành thảo luận về Kế hoạch để tăng tường hợp tác LMMA/MPA khu vực miền trung, các bên tham gia thảo luận chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm cụ thể tại từng địa phương. Cụ thể cần tăng cường các hoạt động hợp tác giao lưu kinh nghiệm giữa các địa phương, KBTB. Thực hiện các hoạt động trao đổi kiến thức, thông tin hỗ trợ hoạt động giữa các địa phương.

Thông tin bổ sung:

Trong khuôn khổ dự án, MCD đã phối hợp với các đối tác địa phương áp dụng phương thức quản lý EAFM thông qua thực hiện kế hoạch quản lý bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển sinh kế bền vững và tăng cường thực thi các quy định về khai thác thủy sản bền vững có trách nhiệm. Trong đó, các nội dung đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển du lịch bền vững và quản lý rác thải được các bên quan tâm. Nhằm tiếp tục hỗ trợ các địa phương thực hành quản lý LMMA/MPA học hỏi, chia sẻ và trao đổi bài học kinh nghiệm lẫn nhau, MCD phối hợp với Ban quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm tổ chức Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm quản lý LMMA/MPA dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái (EAFM) và tăng cường hợp tác mạng lưới LMMA/MPA khu vực miền Trung.

Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD):

MCD là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam hoạt động không vì lợi nhuận, được thành lập từ năm 2003. MCD cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ các hệ sinh thái biển cũng như cải thiện đời sống của cộng đồng ven biển thông qua bản địa hóa kiến thức và kinh nghiệm quốc tế liên quan thành các mô hình thích ứng thực tế trong bối cảnh Việt Nam.

Dự án “Tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng ngư dân qui mô nhỏ và hệ sinh thái biển tại khu bảo tồn biển cấp địa phương, tỉnh Bình Định, Việt Nam”: Được tài trợ bởi Quỹ ADM – Hồng Kông (ADM Capital Foundation) do MCD phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định và Tổng cục Thủy sản triển khai giai đoạn 2 từ 1/2017 đến 12/2019.Dự án tập trung hỗ trợ việc áp dụng tiếp cận quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái (EAFM), đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản hướng tới việc duy trì sức khỏe và bảo tồn hệ sinh thái đồng thời đóng góp cho việc phát triển sinh kế của người dân địa phương trong một hệ thống quản trị tốt.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Bà Thân Thị Hiền, Phó giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), Chủ nhiệm hợp phần Sinh kế bền vững và Phát triển Cộng đồng: tthien@mcdvn.azurewebsites.net.

Trả lời

Your email address will not be published.

Xem thêm

Đối tác chiến lược

vinhomes 54a nguyễn chí thanh