Đối tác chiến lược

vinhomes mỹ đình

Đối tác chiến lược về nội thất

noi that 190

  • Trang hoat dong - slide 2

  • Trang hoat dong - slide 1

Nghề cá, sinh kế bền vững và phát triển cộng đồng

Chính phủ Việt Nam trao quyền cho ngư dân nội dung mới của Luật Thủy Sản sửa đổi

05. 01. 2018 Nghề cá, sinh kế bền vững và phát triển cộng đồng

Việt Nam là  một trong các quốc gia có hệ sinh thái biển đa dạng nhất thế giới, cung cấp môi trường sống tự nhiên như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển và đầm phá ven bờ cho nhiều loài sinh vật. Do sự đa dạng sinh thái này (đặc biệt là các loài có giá trị thương mại) và đường bờ biển dài (>3000km), đánh bắt thủy sản trở thành một ngành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo cho thấy sự đánh bắt ở các khu vực có độ sâu dưới 50m ở mức gấp 2-3 lần sản lượng bền vững tối đa (MSY). Điều này chắc chắn không thể kéo dài được.

Ngành thủy sản quốc gia được quản lý bởi cùng một bộ luật ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh. “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” đã được sửa đổi và thông qua năm 2103 với mục tiêu tổng quan nhằm gia tăng giá trị và phát triển bền vững ngành thủy sản. Như một phần của việc tái cơ cấu và cải cách, chính phủ cũng đã thông qua “Kế hoạch Hành động Quốc gia” năm 2014 nhằm làm giảm cường lực đánh bắt cũng như bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đây cũng là một phần  sửa đổi các chính sách quốc gia và khung pháp lý hiện hành để đảm bảo tính bền vững .

Ở cấp quốc gia, ngành thủy sản thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Bộ NN&PTNT với sự hỗ trợ của Tổng cục Thủy sản chịu trách nhiệm chung trong việc xây dựng chính sách và giám sát “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” đã được thông qua năm 2013 và hiện nay đã được đưa vào Luật Thủy sản sửa đổi

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) là một tổ chức phi chính phủ hoạt động với mong muốn giải quyết các thách thức mà ngành thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt. MCD hiện đang hỗ trợ thí điểm phương pháp quản lý nghề cá dựa trên tiếp cận hệ sinh thái (EAFM) tại tỉnh Bình Định thúc đẩyviệc áp dụng cách tiếp cận này tới Chính phủ Việt Nam và phối hợp Tổng cục Thủy sản lồng ghép vào bản sửa đổi Luật Thủy sản 2003. Tích hợp với cách tiếp cận này là đồng quản lý, theo đó các cộng đồng ngư dân địa phương lấy nghề cá làm sinh kế sẽ hợp tác với chính quyền để quản lý nguồn lợi thủy sản. Trao quyền cho những cộng đồng này đã chứng minh thành công trong quản lý nghề cá ở các khu vực pháp lý khác, như tại một số khu vực của Philippines.

MCD-4650

Ngày 21/11/2017, sau một thời gian dài chờ đợi, Quốc hội đã thông qua Luật Thủy sản sửa đổi và khái niệm đồng quản lý lần đầu tiên đã được đưa vào văn bản pháp lý. Các nhóm cộng đồng địa phương nay có sự công nhận cần thiết về mặt pháp lý để thực hiện hiệu quả việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở cấp địa phương, bao gồm việc phân quyền khai thác. Luật cũng tích hợp nội dung biến đổi khí hậu, và chống các hành vi khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo (IUU), cũng như tăng cường quản lý các khu bảo tồn biển (KBTB). Chính phủ đã nhận định rằng trao quyền nhiều hơn cho các cộng đồng  địa phương tham gia quản lý nguồn lợi thủy sản là cách hiệu quả nhất để quản lý một cách bền vững. Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa chính quyền trung ương, địa phương và cộng đồng quan trọng thiết yếu.

Trong thời gian tới, khi Luật Thủy sản sửa đổi có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2019, các bước tiếp theo cần tiến hành gồm có: (i) truyền thông và giáo dục để cộng đồng hiểu được lợi ích của luật sửa đổi, (ii) xây dựng các văn bản dưới luật (nghị định, thông tư, hướng dẫn), (iii) cải thiện các chính sách hỗ trợ quản lý nghề cá ở cả cấp trung ương và cấp địa phương bao gồm nguồn lực tài chính, nhân lực và kỹ thuật, (iv) xây dựng kế hoạch thực thi và giám sát các quy định.

MCD-5107

MCD sẽ tiếp tục hợp tác với Tổng cục Thủy sản, đồng tổ chức các hội thảo để giúp các bên liên quan tìm hiểu những vấn đề hiện đang được đề cập tới trong nghị định đồng quản lý và quy định về KBTB. Nghị định đồng quản lý đang được dự thảo nhằm bao hàm những vấn đề nổi cộm nhất của nhóm cộng đồng được đánh giá, các quyền về đánh bắt và vấn đề về quản lý nguồn lợi thủy sản. Các quy định về KBTB hiện đang được xem xét sửa đổi gồm: (i) cấu trúc quản lý của KBTB, (ii) cơ chế hợp tác và phối hợp giữa các bên, (iii) tài chính bền vững gồm việc thu phí dịch vụ du lịch tại KBTB, cũng như làm thế nào để đảm bảo việc bảo vệ đa dạng sinh học tại vùng lõi và vùng đệm.

Khi bộ luật được thực hiện, các nhóm đồng quản lý sẽ được yêu cầu xây dựng kế hoạch quản lý nghề cá riêng và phù hợp với chi tiết nêu trong các nghị định và hướng dẫn, với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương các cấp. Tổng cục Thủy sản sẽ xây dựng một kế hoạch hành động nhằm hỗ trợ các nhóm đồng quản lý và nhóm cộng đồng trong năm tới và nhằm huy động các nguồn tài chính, nhân lực và kỹ thuật sẵn có cũng như hơp tác với các bên liên quan.

Để biết thêm thông tin xin mời liên hệ: Bà Thân Thị Hiền, Phó Giám đốc, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD). Email: tthien@mcdvn.azurewebsites.net

MCD-4965

Trả lời

Your email address will not be published.

Xem thêm

Đối tác chiến lược

vinhomes 54a nguyễn chí thanh