Đối tác chiến lược

vinhomes mỹ đình

Đối tác chiến lược về nội thất

noi that 190

  • Trang hoat dong - slide 2

  • Trang hoat dong - slide 1

Nghề cá, sinh kế bền vững và phát triển cộng đồng

Phát triển cộng đồng

14. 08. 2013 Nghề cá, sinh kế bền vững và phát triển cộng đồng

Trong lĩnh vực Phát triển Cộng đồng, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) hướng tới xây dựng, phát triển và tổ chức thực hiện các hoạt động thúc đẩy phát triển cộng đồng thông qua tăng cường năng lực cộng đồng và đối tác địa phương, tổ chức cộng đồng theo hình thức doanh nghiệp xã hội và thể chế hóa, phát triển sinh kế (thủy sản và phi thủy sản) thân thiện môi trường thích ứng BĐKH, kết nối cộng đồng các địa phương, tài liệu hóa kinh nghiệm và chia sẻ.

hoat-dong-phat-trien-cong-dong

  • Phát triển sinh kế bền vững bao gồm thủy sản bền vững và các sinh kế khác:
  1. Thực hiện các can thiệp nhằm phát triển và cải thiện hoạt động thuỷ sản theo chuỗi giá trị, tiếp cận thị trường, thúc đẩy thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản.
  2. Hỗ trợ cộng đồng xây dựng và vận hành mô hình Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ) tại các địa phương theo hướng doanh nghiệp xã hội. Thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế theo hình thức tổ nhóm và doanh nghiệp cộng đồng.
  3. Tham gia xây dựng các dự án và chủ trì tổ chức thực hiện các hoạt động dự án liên quan đến công tác phát triển cộng đồng và sinh kế cho vùng ven biển, chủ trì lồng ghép tiếp cận phát triển sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH (nuôi trồng TS bền vững, DLSTCĐ và sinh kế khác…) vào các thiết kế dự án và quá trình thực hiện dự án.
  •  Xây dựng năng lực và thúc đẩy cộng đồng kinh doanh:
  1. Chủ trì đào tạo, tập huấn các kỹ năng, nâng cao năng lực cho cộng đồng về các nội  dung liên quan đến phát triển cộng đồng như: đánh giá sinh kế thích ứng BĐKH, quản lý kinh tế hộ gia đình, sử dụng internet, kỹ năng cung cấp dịch vụ Du lịch sinh thái cộng đồng, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản bền vững …
  2. Nghiên cứu, cập nhật thông tin và kinh nghiệm phát triển sinh kế bền vững tại các địa phương khác nhằm xác định và phát triển các loại hình sinh kế bổ sung phù hợp với điều kiện của từng khu vực.
  3. Hỗ trợ xây dựng tổ nhóm cộng đồng, thành lập hình thức kinh doanh Hợp tác xã, thúc đẩy cộng đồng kinh doanh, xây dựng thương hiệu, kết nối thị trường
  4. Xây dựng các quy chế cộng đồng về thủy sản bền vững, du lịch sinh thái…nhằm hỗ trợ năng lực quản lý tổ nhóm cộng đồng, là cơ sở cho các hoạt động phát triển sinh kế
  5. Chủ trì phổ biến kiến thức và tăng cường năng lực về phát triển cộng đồng và sinh kế cho các địa phương tham gia dự án
  •  Tài liệu hóa và chia sẻ:
  1. Tài liệu hoá chu trình thực hiện các can thiệp liên quan đến thủy sản, Du lịch sinh thái cộng đồng, doanh nghiệp cộng đồng… nhằm chia sẻ kinh nghiệm với các đối tượng có quan tâm.
  2. Xây dựng nội dung các ấn phẩm quảng bá, tác động chính sách, nâng cao nhận thức… cho các  hợp phần khác của MCD.
  3. Chủ trì tài liệu hóa các kết quả dự án liên quan đến phát triển cộng đồng, đặc biệt là phương thức phát triển sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH vùng ven biển dựa vào cộng đồng.
  • Xây dựng mạng lưới và kết nối
  1. Tham gia mạng lưới các khu bảo tồn biển, tổ chức thủy sản, du lịch cộng đồng, hội bảo vệ tài nguyên môi trường, tài chính vi mô… nhằm tăng cường công tác tác động chính sách phát triển ở cấp quốc gia và địa phương và chia sẻ, học tập các kinh nghiệm thực hiện dự án với các cá nhân, tổ chức liên quan.
  2. Hợp tác với các nhà khoa học và nhà quản lý liên quan, tạo mạng lưới liên kết với các cá nhân, các tổ chức, các tình nguyện viên, hỗ trợ các hoạt động trong lĩnh vực phát triển cộng đồng và sinh kế vùng ven biển.
  3. Chủ trì thu thập, cập nhật và quản lý bộ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác phát triển cộng đồng vùng ven biển, ưu tiên các vùng dự án MCD
  • Vận động chính sách

1. Tham gia các nghiên cứu chuyên đề liên quan đến phát triển cộng đồng và sinh kế vùng ven biển làm cơ sở cho các hỗ trợ của MCD đối với nhà nước và cộng đồng, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi nhằm tác động tới chính sách phát triển cộng đồng và sinh kế cho vùng ven biển

Thành tựu:

– Tháng 11 năm 2012 MCD tiếp tục nhân rộng thành công và kinh nghiệm từ 02 mô hình điểm trước, xây dựng Ecolife Café thứ 3 tại Phù Long. Cho đến nay (tháng 3/2012) Ecolife Café Phù Long đang dần trở thành trung tâm cho các hoạt động du lịch sinh thái tại địa phương, góp phần thúc đẩy mô hình phát triển và nâng cao đời sống của cộng đồng.

– 2012, thành lập nhóm Nuôi trồng thủy sản bền vững tại Hải Phòng: tập huấn về mặt kỹ thuật và xây dựng quy chế tổ Nuôi trồng thủy sản bền vững được UBND Phù Long ra quyết định và sự ủng hộ của người dân địa phương.

– Tháng 12 năm 2011: Với nhiều nỗ lực và sự hợp tác của chính quyền, cộng đồng địa phương, Ecolife Café Vạn Hưng đã chính thức được khai trương, đi vào hoạt động. Cho đến nay, Ecolife Café Vạn Hưng phục vụ nhu cầu giải trí tại địa phương đồng thời là trung tâm cho mọi hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

– 2011, thành lập HTX DLSTCĐ Giao Xuân tại Nam Định với 21 thành viên: Giao Xuân được biết đến như một điểm Du lịch sinh thái cộng đồng tiêu biểu. Tổ nhóm DLST hoạt động thường xuyên với Ban quản lý HTX DLST Giao Xuân với quy chế rõ ràng. Các thành viên tham gia vào HTX được trang bị kiến thức, kỹ năng, nâng cao ý thức cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Mô hình Du lịch sinh thái cộng đồng được nhân rộng tới các địa bàn dự án của MCD: Vạn Hưng (Vạn Ninh, Khánh Hòa) và Phù Long (Cát Hải, Hải Phòng).

– Tháng 6 năm 2010, Ecolife Café – Trung tâm thông tin Du lịch sinh thái và Giáo dục cộng đồng về môi trường và Biến đổi khí hậu đã được xây dựng và chính thức đi vào phục vụ du khách tại Nam Định

Trả lời

Your email address will not be published.

Xem thêm

Đối tác chiến lược

vinhomes 54a nguyễn chí thanh